Ứng dụng ý nghĩa biểu tượng Tương tác của con người với vi sinh vật

Với kích thước vô cùng nhỏ bé và không được biết đến trước khi phát minh kính hiển vi ra đời, vi sinh vật không có mặt trực tiếp trong nghệ thuật và văn học trước thời kỳ cận đại (chúng xuất hiện gián tiếp trong các tác phẩm về chế biến bia và làm bánh), để rồi Antonie van Leeuwenhoek quan sát vi sinh vật trong nước vào năm 1676; kết quả ấy sớm được Robert Hooke đính chính.[34] Một số ít bệnh lớn như lao xuất hiện trong văn học, nghệ thuật, điện ảnh, opera và âm nhạc.[35]

Trong văn học

Cuốn The Scarlet Plague (1912) của Jack London được tái bản trong số tháng 2 năm 1949 của tạp chí Famous Fantastic Mysteries

Tiềm năng của những câu chuyện hậu tận thế về đại dịch (bùng phát dịch bệnh toàn thế giới) đã được khám phá trong tiểu thuyết và phim điện ảnh kể từ The Last Man (1826) của Mary ShelleyThe Scarlet Plague (1912) của Jack London. Những tác phẩm thời Trung Cổ nhắc đến dịch hạch gồm Mười ngày của Giovanni BoccaccioTruyện cổ Caunterbury của Geoffrey Chaucer: cả hai tác phẩm đều nhắc đến nỗi sợ bệnh dịch của con người và hệ lụy suy đồi đạo đức, cũng như cơ thể chết.[36]

Chế biến bia đã được tôn vinh trong vần thơ kể từ thời Sumer cổ đại (khoảng năm 1800 TCN), khi "Thánh ca về Ninkasi" được khắc lên tấm bia bằng đất sét. Ninkasi (nữ thần giám hộ bia, đồng thời là con gái của đấng sáng tạo Enki và "nữ hoàng nước thiêng" Ninki) "xử lý bột nhào bánh và dùng một cái xẻng lớn để xúc trộn trong hố, bappir bằng mật ong [quá hạn],... tưới mạch nha trên nền đất,... ngâm mạch nha trong lọ,... trải hỗn hợp rượu đã nấu lên chiếu sậy lớn, để nguội,... cầm hèm bia ngọt lịm bằng cả hai tay, ủ bia bằng mật ong".[37]

Rượu vang là đề tài thường xuất hiện trong văn học Anh, từ những món từ Pháp và Ý gồm "ypocras", "claree" và "vernage" trong cuốn The Merchant's Tale của Chaucer. Nhân vật Falstaff của William Shakespeare đã uống "sherris sack" của Tây Ban Nha, trái ngược với loại rượu "canary" mà Sir Toby Belch yêu thích. Những chi tiết liên hệ đến rượu ở các thế kỷ sau mở rộng ra nhiều vùng trồng rượu.[38]

The Microbe là một bài thơ hài (1912) của Hilaire Belloc, bắt đầu bằng các câu"The microbe is so very small / You cannot make him out at all,/ But many sanguine people hope / To see him through a microscope.[39] Microbes and Man là một cuốn sách "kinh điển" được nhiều độc giả ngưỡng mộ,[40] do "cha đẻ của vi sinh vật học Anh" lần đầu xuất bản vào năm 1969"[41][42] John Postgate thì nhắc đến toàn thể đối tượng vi sinh vật và quan hệ của chúng với con người.[43]

Trong điện ảnh

Áp phích bộ phim Nosferatu (1922), với nhân vật chính là kẻ làm lây lan Cái Chết Đen

Vi sinh vật có mặt trong nhiều tác phẩm điện ảnh cực kỳ kịch tính.[44][45] Hollywood nhanh chóng khai thác tiềm năng của bệnh dịch chết người, lây nhiễm hàng loạt và phản ứng quyết liệt của chính phủ, bắt đầu sớm nhất với Nosferatu (1922); trong phim, nhân vật kiểu DraculaBá tước Orlok, ngủ trong khu đất tạm bợ bị nhiễm Cái Chết Đen, dịch bệnh ấy theo chân anh đến bất cứ đâu. Một bộ phim kinh điển khác là The Seventh Seal (1957) của Ingmar Bergman, nhắc đến dịch hạch theo cách rất khác, khi thần chết được một diễn viên đội nón thể hiện trực tiếp. Gần đây hơn, bộ phim The Andromeda Strain (1971) dựa trên tiểu thuyết của Michael Crichton, miêu tả vi sinh vật ngoài Trái Đất làm ô uế hành tinh xanh.[45]

Trong âm nhạc

"A Very Cellular Song" (bài hát của ban nhạc psychedelic folk người Anh The Incredible String Band trích từ album The Hangman's Beautiful Daughter vào năm 1968) thuật lại một phần từ góc nhìn của sinh vật nguyên sinh amip.[46] Đại dịch COVID-19 đã tạo cảm hứng cho một số bài hát và album.[47][48]

Trong nghệ thuật

Bài chi tiết: Nghệ thuật vi sinh

Nghệ thuật vi sinh là ngành sáng tạo tác phẩm nghệ thuật bằng nuôi cấy vi khuẩn, thường trên đĩa agar để tạo thành các mẫu mong muốn. Chúng có thể được nhuộm huỳnh quang dưới ánh sáng tia cực tím với nhiều màu sắc khác nhau.[49] Alexander Fleming (người khám phá penicillin) đã chế tác "bức tranh vi trùng" nhờ sử dụng nhiều loại vi khuẩn khác nhau có những sắc tố tự nhiên khác nhau.[50]

Một ví dụ về sinh vật nguyên sinh trong tác phẩm nghệ thuật là bức điêu khắc Amoeba bằng đồng của nghệ sĩ Louise Bourgeois. Tác phẩm có một lớp gỉ đồng màu trắng và được thiết kế vào khoảng 1963–5, dựa trên bức vẽ bụng một người phụ nữ đang mang thai mà bà thực hiện từ thập niên 1940. Theo Nhà trưng bày Tate, tác phẩm "là một dạng hữu cơ mô phỏng thô, những chỗ phồng và lỗ hở trong bức hình gợi đến sinh vật sống đang chuyển động trong giai đoạn tiến hóa."[51]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tương tác của con người với vi sinh vật https://www.worldcat.org/oclc/652430995 https://books.google.com/books?id=0DYXk_9XX38C&q=M... https://books.google.com/books?id=PC_O7u1NPZEC&pg=... https://books.google.com/books?id=SoDwO-dl-i0C https://books.google.com/books?id=0PHcCQAAQBAJ&pg=... https://books.google.com/books?id=8yRRtGJxP7YC&pg=... https://books.google.com/books?id=O8F6JAZAImIC&pg=... http://www.ascus.org.uk/exhibitions/menagerie-of-m... https://web.archive.org/web/20160927162641/http://... https://web.archive.org/web/20060228032946/http://...